Trọng lượng: 24g
Nước sản xuất: Việt Nam
Kích thước: 12cm x 2cm
Chất liệu: nhựa cao cấp,
đầu lăn đồng
cào inox
Giá bán:
Công dụng:
Mô tả chung: Diện chẩn là phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh qua da trên vùng mặt và toàn thân bằng cách tác động lên những điểm rất nhạy cảm (gọi là Sinh Huyệt hay Điểm đau) và vùng tương ứng với các bộ phận bị bệnh trên toàn thân dựa trên các Đồ Hình Phản Chiếu.
Hiện nay, Diện chẩn không chỉ là chẩn đoán trên khuôn mặt, mà dựa trên thuyết Đồng ứng, đã mở rộng việc chẩn đoán và trị liệu ra toàn thân, đặc biệt là trên bàn tay, cánh tay, bàn chân…từ đó có thể tác động trên vùng mặt, bàn tay, bàn chân, cánh tay, cổ tay để hỗ trợ việc trị liệu các vấn đề về sức khỏe của toàn thân.
MÔ TẢ CHI TIẾT & HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG: Cào và lăn trên đầu, trán, cổ, gáy... giảm sự căng thẳng (stress), giảm đau, hạ sốt, nhỏ gọn, dễ mang theo. CÀO ĐẦU – KỸ THUẬT CÀO Để giúp máu huyết lưu thông trên da đầu, hỗ trợ điều trị các bệnh nhức đầu, cảm cúm… ta có thể áp dụng kỹ thuật Cào đầu với các dụng cụ cây cào lớn. Ngoài ra còn có thể cào bằng Con bọ lớn/nhỏ hay hay dùng hai bàn tay xòe ra như hai cây lược lớn., Nếu dùng cây cào hay Con bọ thì ta cào từ trên đỉnh đầu xuống đến mí tóc phía trước. Nếu dùng hai bàn tay thì trước hết, ta ấn ngón cái vào 2 màng tang để làm trụ rồi dùng 4 ngón tay để cào theo chiều từ trước ra sau khắp trên đầu. Nếu dùng dụng cụ, nên có người giúp để có thể cào cả phía trước và sau đầu, hiệu quả sẽ tốt hơn là tự cào cho mình.
CÀO MẶT VÀ LÒNG BÀN TAY – KỸ THUẬT CÀO Có thể phòng bệnh và tăng cường nội lực hữu hiệu qua kỹ thuật cào khắp mặt bằng dụng cụ cào mini
Thực hành Vào mỗi buổi sáng ngủ dậy, cào nhẹ nhàng đến toàn thể khuôn mặt trong 1 phút rồi nghỉ 1 phút, lập lại 3 lần. Cào một cách thận trọng và thuận theo tự nhiên (cào vừa sức, nhẹ nhàng, cào chiều nào cũng được). Tuy nhiên, không nên vừa đẩy tới vừa kéo lui răng cào trên da mặt, mà chỉ cào theo một chiều lui cây cào mà thôi. Về cào hai lòng bàn tay thì có thể cào mạnh hơn, theo chiều nào cũng được. Cào 2 lần vào buổi sáng ngủ dậy và tối (trước khi ngủ), trong 1 phút rồi nghỉ 1 phút, lập lại 3 lần.
NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ THỦ PHÁP LĂN TRONG DIỆN CHẨN
- Lăn là động tác cầm các dụng cụ lăn một cách thoải mái, đặt trên da một góc 45 độ (xéo góc với mặt da). Bình thường ta có thể lăn hai chiều - tới, lui (lên, xuống). Nhưng trong một số trường hợp cần phải lăn đúng chiều: Chỉ lăn từ dưới lên hay từ ngoài vào trong là Dương . Chỉ lăn từ trên xuống hay từ trong ra ngoài là Âm. Đây là điều quan trọng cần lưu ý trong khi dùng thủ pháp lăn, gạch hay cào.
- Sức ấn tay khi lăn cũng vừa phải, không cần đè mạnh và mỗi lần lăn chỉ từ 20 - 30 cái là đủ và mỗi ngày chỉ cần lăn 2 - 3 lần. Đây là thủ pháp căn bản đơn giản nhất của Diện Chẩn.
LƯU Ý : Trước và sau khi tác động phải lau sạch dụng cụ Dien Chan bằng Alcool ( cồn) để tránh các vấn đề về nhiễm trùng.
Với những vị trí nhạy cảm, quan trọng liên quan đến gáy, tim, hệ thần kinh… cần phải hỏi ý kiến của bác sỹ
Chưa có đánh giá về sản phẩm!